Tư vấn về hôn nhân gia đình

Khi đến VPLS ĐÀM BẢO HOÀNG các anh chị sẽ được  luật sư tư vấn rất cụ thể và chi tiết về vấn đề pháp lý liên quan đến Luật HNGĐ, cụ thể như:

  1. Hai vợ chồng sống với nhau như từ thời điểm nào và kèm theo những điều kiện gì  thì được xem là Hôn nhân thực tế? Cơ quan nào có thẩm quyền để công nhận đó là Hôn nhân thực tế và cách giải quyết của Hôn nhân thực tế có giống với Hôn nhân có đăng ký kết hôn hay không? Luật pháp hiện nay có công nhận quan hệ vợ chồng sống chung với nhau nhưng không có đăng ký kết hôn hay không?
  2. Theo Luật HNGĐ hiện nay thì vợ chồng có quyền lập văn bản thỏa thuận tài sản riêng trước khi đăng ký kết hôn hay không? Nếu có thì cơ quan nào có thẩm quyền chứng thực?
  3. Hiện nay khi cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì làm như thế nào để được Tòa án giải quyết nhanh nhất? Việc ly hôn có bắt buộc phải tiến hành hòa giải ở cấp phường (xã) hay không? Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ kiện ly hôn ?
  4. Khi một bên đơn phương ly hôn thì phải viết đơn ly hôn và chuẩn bị hồ sơ như thế nào để Tòa án thụ lý một cách nhanh nhất?
  5. Nếu giữa hai vợ chồng có tranh chấp tài sản chung khi ly hôn thì có nên đưa luôn vào trong đơn khởi kiện để nhờ Tòa án giải quyết hay bổ sung trong quá trình Tòa án đã thụ lý vụ kiện ly hôn? Cách nào sẽ đem lại hiệu quả và đỡ tốn kém thời gian nhất?
  6. Nếu người chồng có điều kiện kinh tế hơn vợ nhưng tư cách đạo đức không tốt và không có nhiều thời gian để trực tiếp chăm sóc con thì có quyền tranh giành quyền nuôi con với vợ hay không? Thực tế Tòa án giải quyết như thế nào và phải làm gì để người vợ được Tòa án công nhận quyền nuôi con?
  7. Mặc dù người vợ chỉ ở nhà làm nội trợ và chăm sóc con cái nhưng khi vợ chồng ly hôn thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án chia đôi tài sản chung hay không? Khi giải quyết tài sản chung vợ chồng thì Tòa án có xem xét đến công sức của mỗi bên đối với việc tạo dựng tài sản chung hay không? Việc xem xét này căn cứ theo tiêu chí cụ thể như thế nào?
  8. Tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân nhưng lại đứng tên chủ quyền một người vợ hoặc chồng thì như vậy có được xem là tài sản chung hay không? Trong hoặc sau khi ly hôn (chưa phân chia tài sản này) thì người đứng tên chủ quyền trên bất động sản đó có quyền tự ý định đoạt mà không cần phải có sự đồng ý của người còn lại hay không?
  9. Trường hợp sau khi Tòa án phán quyết cho một bên vợ hoặc chồng nuôi con nhưng sau đó người vợ hoặc chồng nuôi con không tốt thì người kia phải làm gì để được giành quyền nuôi con? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này ?

Một số các vấn đề pháp lý nêu trên là sự đúc kết kinh nghiệm thực tế lâu năm khi tham gia tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Do vậy khi đến với VPLS Đàm Bảo Hoàng các anh chị sẽ được luật sư của văn phòng tư vấn và hướng dẫn tận tình các vấn đề pháp lý nêu trên.

 

LIÊN HỆ