1. LUẬT QUY ĐỊNH XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO VỚI HÀNH VI CHE GIẤU, KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM? , 2. ĐỐI VỚI NHỮN

  1.  Luật quy định xử phạt như thế nào với hành vi che giấu, không tố giác tội phạm
  2. https://www.youtube.com/watch?v=3KGZVH23M6w&feature=youtu.be

 

  1. Trước hết, “che giấu tội phạm” và “không tố giác tội phạm” là hai hành vi khác nhau được quy định lần lượt tại Điều 18 và Điều 19 Bộ luật Hình sự hiện hành. Các 02 loại hành vi này đều được pháp luật cho phép miễn trừ trách nhiệm với một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, hai nhóm hành vi này vẫn có những điểm khác biệt nhất định. 
  2. Che giấu tội phạm là hành vi của một người “không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định” (khoản 1 Điều 18 Bộ luật Hình sự hiện hành).

    Không tố giác tội phạm là hành vi của một người “biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này” (khoản 1 Điều 19 Bộ luật Hình sự hiện hành)

     Các trường hợp loại trừ:

    Cả hai hành vi “che giấu tội phạm” và “không tố giác tội phạm” đều được pháp luật cho phép không bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người có hành vi đó là “ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội”. Quy định này không áp dụng đối với “các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này”.

    Ngoài ra, người bào chữa còn được miễn trừ trách nhiệm cho đối tượng là người bào chữa khi “không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa”. Quy định này cũng không không áp dụng đối với “các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này”.

     

  3. Người lợi dụng mạng xã hội để live stream, đăng tải các clip xem tử vi, bói toán, tạo nên sự mê tín dị đoan trong người dân, làm họ mất tiền cho những lần xem bói ngoài đời thực, câu like… sẽ bị xử phạt như thế nào?
  4. Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành:

    Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.” (khoản 1 Điều 2). Ngoài ra, khoản 2 Điều 2 cũng quy định “Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.”

    Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.” (khoản 5 Điều 2). Khoản 11 Điều 12 quy định 03 nhóm hoạt động chính được xem là hoạt động tôn giáo gồm “truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo”.


  5. Đối với những người bị dụ dỗ bởi trò bói toán, mê tín dị đoan, khi thực hiện những hành vi này có bị xử phạt không, và nếu có sẽ bị xử phạt ra sao?
  6. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.”

    Với các hành vi xảy ra ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa, pháp luật quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự.

    Đối với hành vi nêu trong câu hỏi thì mức xử phạt được quy định là “phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;…”. Ngoài ra, người vị xử phạt còn bị “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi”. (khoản 2 và 4 Điều 15 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo – đã được sửa đổi, bổ sung).

    Đối với những người bị dụ dỗ bởi trò bói toán, mê tín dị đoan, khi thực hiện những hành vi này có bị xử phạt không, và nếu có sẽ bị xử phạt ra sao?

    Điều 15 Nghị định số 153/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định việc xử phạt hành chính cho các hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn hóa.

    Pháp luật vốn không xử phạt đối với những người bị dụ dỗ bởi các hoạt động mê tín, dị đoan nhưng tùy hành vi cụ thể mà pháp luật có những chế tài tương ứng khác nhau. Ví dụ:

    –         Đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ thì bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng (khoản 1 Điều 15 Nghị định số 153/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung).

    –         Đối với hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (khoản 4 Điều 15 Nghị định số 153/2013/NĐ-CP).

    –         Đối với các hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người khác thì dù là do tin tưởng các hoạt động mê tín, dị đoan, thì vẫn bị xem xét bị xử lý trách nhiệm hình sự (nếu đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự). Trong trường hợp này thì không bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 15 như nêu trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.