NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐÃ NGHỈ VIỆC LẤY THÔNG TIN KHÁCH HÀNG CHO CÔNG TY MỚI CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?

Người hỏi: chị Nguyễn Thị Tâm, cư trú Quận Thủ Đức, TP.HCM.

Chị hỏi về việc người lao động (NLĐ) đã chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) nhưng lại lấy dữ liệu thông tin khách hàng để phục vụ cho công ty mới thì NLĐ đó có vi phạm pháp luật không và công ty có thể làm gì để xử lý NLĐ này?

 Trả lời: Văn phòng luật sư chúng tôi có ý kiến trả lời như sau:

Về nguyên tắc, không có bất kỳ NLĐ có thể bị giới hạn quyền lao động (thể hiện thông qua việc không được làm việc cho công ty đối thủ) bởi bất kỳ ai, dù là dưới hình thức thỏa thuận giữa NLĐ đó với người sử dụng lao động. Hơn nữa, văn bản cam kết bảo mật là quy ước bắt buộc do quý Công Ty ban hành, nên trên cơ bản, nếu có những điều khoản không/chưa phù hợp hoặc trái pháp luật thì sẽ bị giải thích theo hướng có lợi cho bên còn lại (NLĐ) và/hoặc bị xác định là vô hiệu.

Tuy nhiên, với điều kiện dữ liệu thông tin khách hàng được xem là bí mật thương nghiệp, quý Công Ty có quyền:

  1. Gửi công văn cho NLĐ về hành vi vi phạm của NLĐ, yêu cầu chấm dứt và xác định các trách nhiệm liên quan và NLĐ đã cam kết với quý Công Ty khi có hành vi vi phạm (bao gồm trách nhiệm bồi thường đối với các thiệt hại thực tế của quý Công Ty).
  2. Gửi công văn cho đơn vị sử dụng lao động mới của NLĐ đó để thông báo về việc NLĐ đã và đang sử dụng bí mật thương nghiệp (dữ liệu thông tin khách hàng) của quý Công Ty; yêu cầu đơn vị sử dụng lao động mới ngăn chặn việc khai thác dữ liệu bất hợp pháp của NLĐ, nếu không quý Công Ty sẽ xem như đơn vị sử dụng lao động mới đang cố tình khai thác, sử dụng bí mật thương nghiệp của quý Công Ty và sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới với NLĐ về các thiệt hại phát sinh.
  3. Trong trường hợp (1) và (2) đã thực hiện nhưng đơn vị sử dụng lao động mới và NLĐ tiếp tục khai thác dữ liệu khách hàng của quý Công Ty, quý Công Ty có thể khởi kiện để yêu cầu bảo hộ bí mật kinh doanh.

Lưu ý: Các biện pháp nêu trên có thể thực hiện được nếu quý Công Ty đảm bảo các điều kiện sau:

  • Thông tin bị khai thác đủ điều kiện được công nhận là bí mật kinh doanh được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu trí tuệ (Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành):

“1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

  1. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
  2. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
  • Thông tin bị khai thác đã và đang được bảo mật tại quý Công Ty, chưa được công bố không khai. Ví dụ, thông tin danh sách khách hàng chủ chốt, thông tin danh sách khách hàng tiềm năng với kế hoạch phát triển tương ứng, v.v.
  • Trong trường hợp, đã có thiệt hại phát sinh, quý Công Ty cần có phương án xác định thiệt hại phát sinh, ví dụ như là mức giảm sức tiêu thụ của khách hàng chủ chốt, khách hàng tiềm năng, v.v.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐÀM BẢO HOÀNG

Địa chỉ: số 38/3 (Tầng trệt) đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: (028)39972098- Luật sư Đàm Bảo Hoàng 0903371160

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.